Lăng mộ Userkare

Vị trí lăng mộ của Userkare vẫn chưa được xác định. Triều đại ngắn ngủi của ông ngụ ý rằng lăng mộ có lẽ vẫn chưa được hoàn thành vào thời điểm ông qua đời, điều này khiến cho việc xác định ngày nay trở nên khó khăn.[31]Bởi vì Userkare là một pharaon của vương triều thứ Sáu, cho nên lăng mộ của ông có lẽ đã được lên kế hoạch là một kim tự tháp. Một bằng chứng có thể chứng minh cho giả thuyết này đó là đầu rìu đồng có đề cập đến một nhóm những người thợ được trả lương tới từ nome Wadjet. Những người thợ này dường như đã tham gia vào một dự án xây dựng quan trọng, có thể là kim tự tháp của Userkare[34]

Hai giả thuyết về vị trí của kim tự tháp Userkare đã được đưa ra. Nhà Ai Cập học Vassil Dobrev đề xuất rằng kim tự tháp của Userkare nằm ở khu vực phía Nam Saqqara mà ngày nay được biết đến với tên gọi là Tabbet al-Guesh, phía tây bắc khu phức hợp tang lễ của Pepi I. Trên thực tế, có một khu nghĩa trang lớn của các vị quan lại thuộc vương triều thứ Sáu đã được tìm thấy ở đó, và theo Dobrev thì điều này gợi ý về sự hiện diện ngay gần đó của một kim tự tháp hoàng gia. [45]Nhà thiên văn học Giulio Magli thay vào đó tin rằng kim tự tháp của Userkare sẽ được tìm thấy ở khoảng giữa các kim tự tháp của Pepi IMerenre Nemtyemsaf I, tại một nơi có thể khiến cho ba kim tự tháp tạo thành một đường thẳng song song với đường thẳng được tạo thành bởi các kim tự tháp của Sekhemkhet, Unas, Djoser, Userkafvà Teti về phía Bắc.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Userkare http://oi.uchicago.edu/research/publications/saoc/... http://xoomer.virgilio.it/francescoraf/hesyra/ssan... http://www.ifao.egnet.net/bifao/Bifao095_art_03.pd... http://www.metmuseum.org/about-the-museum/press-ro... http://www.metmuseum.org/research/metpublications/... http://www.metmuseum.org/research/metpublications/... //www.worldcat.org/issn/0169-9423 //www.worldcat.org/oclc/1524193 //www.worldcat.org/oclc/41431623 //www.worldcat.org/oclc/58642039